Skip to main content

Principles by Ray Dalio_ Phần 1: Tôi đến từ đâu

Mình bắt đầu đọc cuốn Principles viết bởi Ray Dalio từ đầu tháng 4 và phải mất 1 tháng mình mới ngốn hết cuốn sách dày 567 trang này. Thật sự cuốn sách này là một "công trình đồ sộ" so với những cuốn sách thể loại self-help. Phần 1 cuốn sách này gần như một cuốn tự truyện về cuộc đời của tác giả, phần 2, 3 là những chia sẻ về các nguyên tắc và cơ sở hành động tạo nên thành công của Ray Dalio trong sự nghiệp xây dựng Bridgewater.

Nếu ai thích đầu tư và "ham làm giàu", chắc đã nghe qua tên của Ray Dalio. Ông được mệnh danh là Steve Job của ngành đầu tư. Năm 1975, Ray Dalio thành lập Bridgewater từ một căn hộ có hai phòng ngủ và lèo tèo 5 nhân viên. Trải qua hơn 42 năm, hiện nay Bridgewater trở thành quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, và là một trong top 5 công ty tư nhân có tầm quan trọng nhất ở Mỹ. Dalio cũng xuất hiện tên trong danh sách top Time 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới, cũng như top 100 người giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn. Những thông tin về Ray Dalio khiến mình có không ít tò mò không hiểu điều gì có thể giúp ông có được thành công như vậy???!!! Và mình lại càng hào hứng hơn khi Principles là cuốn sách đầu tiên do chính Dalio viết, chia sẻ về cuộc đời và những nguyên tắc thành công của ông.

Do đó, mình đón nhận cuốn sách với một tâm thế hoàn toàn open-minded. Như Ray Dalio có tâm sự ở phần đầu cuốn sách là:
"I'm passing along these principles because I am now at the stage in my life in which I want to help others be successful rather than to be more successful myself. Because these principles have helped me and others so much. I want to share them with you. It's up to you to decide how valuable they really are and what, if anything, you want to do with them"
Tôi đang ở giai đoạn của cuộc đời khi mà tôi mong muốn giúp đỡ người khác thành công hơn là thành công của chính bản thân mình. Những quy tắc "principles" này đã giúp tôi và nhiều người khác, do đó tôi muốn chia sẻ với bạn. Việc quyết định những quy tắc này có giá trị hay có áp dụng được vào cuộc sống hay không tùy thuộc vào bạn.

Do cuốn sách này khá đồ sộ nên mình cũng sẽ chia bài viết thành 3 phần theo như bố cục của sách.

Phần 1: Where I'm coming from. Tôi đến từ đâu?

1. "Our DNA gives us our innate strengths and weakness. My most obvious weakness was my bad rote memory...."When I didn't want to do something, I would fight it, but when I was excited about something, nothing could hold me back"

DNA của chúng ta tạo nên những điểm yếu và điểm mạnh bẩm sinh. Điểm yếu dễ thấy nhất của tôi là không có khả năng ghi nhớ vẹt. 
Khi tôi không muốn làm gì, tôi tìm cách chống đối nó, nhưng một khi tôi đã thích, chẳng có gì có thể kéo tôi lại. 

Mình nghĩ chia sẻ này phác họa rõ nét nhất hình ảnh một cậu bé Ray Dalio lúc còn nhỏ. Có lẽ chúng ta không cần quan tâm đến ông xuất thân từ gia đình như thế nào, ông đến từ nơi đâu ở nước Mỹ, chỉ với tâm sự này có thể nói lên tất cả. Ông đã không thể, và đến giờ thậm chí không thể nhớ những thực tế mà không có lý do giải thích tại sao chúng lại như vậy (ví dụ như số điện thoại). Ông cũng không thích làm theo chỉ dẫn. Ông vốn có tính tò mò và thích tự mình khám phá. Ông không thích trường học, không phải chỉ vì nó yêu cầu phải ghi nhớ quá nhiều, mà cũng vì ông không có hứng thú với hầu hết những điều mà giáo viên cho rằng quan trọng. Nếu đặt ở hoàn cảnh giáo dục ở Việt Nam, chắc ông sẽ bị ghép cho danh hiệu học sinh ngỗ ngược và thậm chí bị đuổi khỏi "lớp chọn" mất. Thế nhưng, may mắn là Dalio sinh ra và lớn lên từ Mỹ, ông có thể tự do tùy ý làm những gì ông thích. Từ năm 8 tuổi, ông đã ra ngoài để "kiếm tiền". Ông từng phát báo, dọn tuyết lối đi, hay rửa bát ở nhà hàng địa phương. Ông chia sẻ làm những công việc như vậy và có một ít tiền để chi tiêu một cách độc lập đã dạy cho ông nhiều bài học đáng quý mà ông không thể học được ở trường   "Having those jobs and having some money to handle independently in those early years taught me many valuable lessons I wouldn't have learned in school or at play"

2. "You better make sense of what happened to other people in other times and other places because if you don't, you won't know if these things can happen to you and, if they do, you won't know how to deal with them."
Bạn nên hiểu rõ những gì đã xảy ra với người khác, ở một nơi khác, hay thời điểm khác vì nếu không, bạn không thể biết rằng những điều đó có xảy ra với bạn hay không, và nếu chúng xảy ra với bạn, bạn cũng không biết phải xử lý chúng như thế nào.

Dalio nhận ra bài học này khi tìm hiểu điều gì đang xảy ra với đồng dollar vào thời điểm năm 1971 khi còn là một nhân viên tại Thị trường trao đổi chứng khoán New York. Trong khi ông phán đoán rằng đồng dollar sẽ rớt giá, thị trường chứng khoán thực tế tăng 4%, đạt ngưỡng tăng trưởng đáng kể trong ngày. Thông qua việc rà soát lại các cuộc phá giá tiền tệ trong quá khứ, ông đã học được rằng: mọi thứ đang diễn ra đã từng xảy ra trước đây: tiền tệ phá mối liên kết với vàng và rớt giá, thị trường chứng khoán sẽ tăng theo một cách đối ứng. Mọi thứ đều có mối quan hệ logic về nguyên nhân-kết quả. Kể cả sau này khi thành lập Bridgewater, dấn thân vào đầu tư, ông càng thấm thía về giá trị của việc học lịch sử. "I again saw the value of studying history. What had happened, after all, was "another one of those"

3. I learned  a great fear of being wrong that shifted my mind-set from thinking "I'm right" to asking myself "How do I know I'm right?''. 

Tôi học được từ nỗi sợ bị sai lầm. Đó là việc chuyển suy nghĩ của mình từ suy nghĩ :"Mình đúng" sang việc hỏi bản thân:"Tại sao mình biết mình đúng?"

Dựa theo những câu chuyện đầu tư Day Ralio chia sẻ trong cuốn sách, có thể thấy càng dần về sau ông càng cẩn trọng hơn trong những quyết định đầu tư của mình. Đặc biệt khi trải qua những lần thất bại đau đớn mà ông gọi là "my crash", ông dần học được cách cân bằng sự hiếu thắng của bản thân ("balance my aggressiveness"). Ông đề cao những tranh luận hay bất đồng với các cá nhân có ý kiến độc lập. Thông qua những "thoughtful disagreement" (tranh luận có ý nghĩa), ông học được cách cởi mở cho phép người khác chỉ ra những điểm ông đang bỏ qua.

Thay vì tự mãn với việc "Mình đúng", trong câu chuyện đầu tư của Ray Dalio, mình nhận thấy ông luôn nỗ lực tìm cách để trả lời nhận định "Tại sao mình biết mình đúng?". Day Ralio có chia sẻ câu chuyện thành công của ông và Bridgewater khi dự báo trước được biến động cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Trong năm 2007, hệ thống dự báo của Bridgewater chỉ ra rằng bong bóng nợ đang gần đến ngưỡng bùng phát vì chi phí của dịch vụ nợ đang tăng nhanh hơn hướng của dòng tiền. Tuy nhiên, bài học từ việc thất bại trong các dự đoán trước đó đã khiến ông thận trọng hơn trong việc kiểm định các nhận định của mình. Ông tìm hiểu nhiều hơn nữa về khủng hoảng nợ và những ảnh hưởng của nó đến thị trường. Ông nghiên cứu và xem xét các giao dịch trong thời kỳ đó, bao gồm khủng hoảng nợ của Mỹ Latinh những năm 1980, khủng hoảng nợ Nhật Bản những năm 1990, sự thổi phòng của Quản lý vốn dài hạn năm 1998, và bùng nổ bong bóng điểm năm 2000... Với sự giúp đỡ của nhóm ở Bridgewater, ông đã lấy sách lịch sử và báo cũ sắp xếp thông tin ngày qua ngày trong thời kỳ khủng hoảng trong mối tương quan so sánh với những gì đang xảy ra ở hiện tại. Đồng thời ông cũng tìm cách để gặp và nói chuyện với những người làm chính sách, ở Nhà trắng, cục dự trữ liên bang Mỹ... Những nỗ lực này đã tăng % chắc chắn cho quyết định của ông. Quỹ fund của Bridgewater đã tạo mức lợi hơn 14% trong năm 2008, trong khi nhiều quỹ đầu tư khác ghi nhận mức lỗ hơn 30%.

4 . "One of the keys to being a successful investor is to only take bets you are highly confident in and to diversity them well"
Một trong những chìa khóa trở thành một nhà đầu tư thành công là chỉ đặt cược vào những cái anh ta có tự tin cao và đa dạng hóa chúng tốt. 

Trong các quyết định đầu tư của Ray Dalio, kể cả khi ông nắm chắc là ông "có khả năng đúng", ông cũng không đặt cược tất cả vào "sự chắc thắng" của mình. Ông thận trọng với các "điểm dừng". Ví dụ như trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ông chia sẻ mức lãi mà Bridgewater đạt được có thể cao hơn thực tế nếu đặt cược theo dự đoán của mình, tuy vậy đó là phương án tối ưu có thể bù lại trường hợp nếu dự đoán sai.
Một khám phá về đa dạng hóa đầu tư mà Ray Dalio có chia sẻ có tên là "Holy grail of investing". Khi bạn sở hữu khách sạn, vận hành công ty công nghệ hay làm bất cứ việc gì, việc kinh doanh của bạn sẽ tạo ra "dòng lợi nhuận" "a return stream". Việc có một vài dòng lợi nhuận không tương quan với nhau sẽ tốt hơn nhiều so với việc chỉ có một cái và biết kết hợp các dòng lợi nhuận sẽ hiệu quả hơn là chỉ sử dụng một cái vài cái tốt. Bảng "Holy grail" chỉ ra rằng các tài sản trong cùng một nhóm tài sản sẽ tương ứng với nhau khoảng 60%, nghĩa là chúng sẽ cùng tăng và cùng giảm trong một nửa các quãng thời gian. Việc đa dáng hóa đầu tư ở đây không có nghĩa là sẽ đầu tư vào các loại tài sản trong cùng nhóm (vì chúng có xu hướng tương ứng với nhau) mà là đa dạng hóa trong các khoản mục đầu tư với các nhóm tài sản khác nhau.

5. "The most important thing is that you develop your own principles and ideally write them down..." "I had been much more explicit in writing down my work principles.."
Điều quan trọng là bạn phát triển những nguyên tắc của bạn và viết nó ra... Tôi đã rõ ràng hơn khi viết ra những nguyên tắc làm việc của tôi 

Mình nhớ trong bài chia sẻ của Ray Dalio ở Talk Google, Dalio có nói rằng mỗi khi đưa ra một quyết định lớn, ông thường có thói quen viết ra những lý do hay nguyên tắc giải thích vì sao ông làm như vậy. Đặc biệt khi đọc một cuốn sách đồ sộ kể về hành trình của một con người, ban đầu mình cứ thắc mắc sao Dalio NHỚ siêu vậy?? Vì ngoài những sự kiện rất nhỏ, xuất hiện những cái tên, những cuộc gặp, các nguyên tắc hành xử và bài học được rút ra và trình bày rất rõ ràng. Mình thử đặt mình sau 50 năm nữa, liệu rằng mình có thể đối chiếu được các sự kiện xảy ra trong cuộc đời, giải thích vì sao nó có ảnh hưởng mắt xích đến sự kiện tiếp theo như Dalio không? Các quyết định của Dalio được dựa trên hệ thống nguyên tắc rõ ràng và trau dồi dựa trên các bài học thất bại. Việc ghi lại các lý do cho các quyết định thật sự là thói quen tốt mà mình sẽ take-away từ quyển sách này của Ray Dalio. Việc ghi ra trên giấy sẽ một lần nữa giúp mình đánh giá tốt hơn, rõ ràng các ý tưởng hơn, visualize được các vấn đề mình đang mắc phải.

-CÒN TIẾP-

Comments

  1. địa chỉ fb mình, sẽ rất vui khi đc kết bạn với bạn: https://www.facebook.com/TactarusVT

    ReplyDelete
  2. bài viết chia sẽ rất có tâm !!! cảm ơn bạn nhiều
    Đây là địa chỉ fb của mình rất mong bạn ghé đến và kết bạn. Mình muốn được kết bạn và học hỏi thêm từ bạn . Chúc bạn một năm đầy năng lượng và may mắn
    https://www.facebook.com/leducanhquan1

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  4. Hi! Bạn chưa viết tiếp các phần khác à? Mình đang muốn đọc quyển này quá mà dốt tiếng Anh. :)) Lại chưa thấy có bản dịch Tiếng Việt.

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

This Is Water by David Foster Wallace

This is water thực ra là một bài phát biểu của nhà văn Mỹ David Foster ở Kenyon College năm 2005 về những chiêm nghiệm cuộc đời mà ông muốn chia sẻ cùng các bạn sinh viên. Thế nhưng cuốn sách mỏng, súc tích chỉ có vài chục trang này, theo mình, đúc rút những ý nghĩa mà có khi cả cuộc đời vẫn chưa thể chiêm nghiệm hết được. Mình đọc, nghe bài phát biểu thu âm trên youtube không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần nghe hay đọc lại bị cuốn vào nó, vào khoảng không chiêm nghiệm, tự phân trần, muốn bóc tách các tầng lớp ý nghĩa mà David Foster muốn chuyển tải. Kể cả văn viết lẫn lúc nghe David Foster nói, mình thấy có một tầng chiều sâu khúc chiết. Khác với các bài phát biểu của các nhà chính khách hay doanh nhân. Bản thân ngôn ngữ sử dụng của David Foster, cách ví von và hình ảnh hóa cho lập luận của ông thể hiện rằng ông đúng là một nhà văn. Hoàn toàn khác biệt. Bài phát biểu đẹp từ kết cấu và ngôn ngữ. Nên mình hoàn toàn bị thuyết phục rằng bài phát biểu này hoàn toàn xứng đáng được in thành sá

How we learn (04/14~05/03)

Một chút remind: Đây là những note mình thu nhặt được từ việc đọc sách How we learn. Nội dung của entry này có thể là spoiler không cố ý cho những bạn chưa đọc cuốn sách.  HOW WE LEARN  By Benedict Carey Question: What did you learn from reading this book? Answer: Well, a lot! To optimize my studies, I need to have a good understanding of how my brain works, how it processes and stores information. Để tối đa hoá việc học, mình cần có hiểu biết về cơ cấu làm việc của bộ não, cách bộ não xử lý và lưu trữ thông tin. Dựa trên những hiểu biết này, mình có thể tạo ra thói quen học tập hiệu quả hơn. Sau đây là những thu nhặt của mình.  ① The biology of Memory: Trí nhớ được hình thành dựa trên sự kết nối của các tế bào, và được lưu trữ ở trong các khu vực nhất định của bộ não. Trí nhớ được tạo ra thông qua quá trình kết nối các tế bào thần kinh (neurons) khác nhau (hoặc các tế bào (cells) chuyên gửi tín hiệu trong bộ não để chuyển tải thông tin). Ví dụ như ký ức về ng