Một chút remind: Đây là những note mình thu nhặt được từ việc đọc sách How we learn. Nội dung của entry này có thể là spoiler không cố ý cho những bạn chưa đọc cuốn sách.
HOW WE LEARN
By Benedict Carey
Question: What did you learn from reading this book?
Answer: Well, a lot! To optimize my studies, I need to have a good understanding of how my brain works, how it processes and stores information.
Để tối đa hoá việc học, mình cần có hiểu biết về cơ cấu làm việc của bộ não, cách bộ não xử lý và lưu trữ thông tin. Dựa trên những hiểu biết này, mình có thể tạo ra thói quen học tập hiệu quả hơn. Sau đây là những thu nhặt của mình.
Để tối đa hoá việc học, mình cần có hiểu biết về cơ cấu làm việc của bộ não, cách bộ não xử lý và lưu trữ thông tin. Dựa trên những hiểu biết này, mình có thể tạo ra thói quen học tập hiệu quả hơn. Sau đây là những thu nhặt của mình.
① The biology of Memory: Trí nhớ được hình thành dựa trên sự kết nối của các tế bào, và được lưu trữ ở trong các khu vực nhất định của bộ não.
Trí nhớ được tạo ra thông qua quá trình kết nối các tế bào thần kinh (neurons) khác nhau (hoặc các tế bào (cells) chuyên gửi tín hiệu trong bộ não để chuyển tải thông tin). Ví dụ như ký ức về ngày đầu tiên đến trường của bạn, được tạo ra khi các tế bào thần kinh được kích thích và sau đó tạo nên một mạng lưới của nhiều kết nối thần kinh, gọi là synapses. Mỗi lần chúng ta hồi tưởng một ký ức cụ thể, các synapses này dần dần phát triển dày đặc hơn. Nói cách khác, có các synapses dày hơn nghĩa là khả năng hồi tưởng thông tin sẽ trở nên nhanh hơn và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, trí trớ không được lưu trữ tất cả ở một địa điểm. Thực tế, các hình thức khác nhau của trí nhớ hình thành ở nhiều khu vực khác nhau trong bộ não. Khu vực mà bộ não hình thành trí nhớ có tính nhận thức, ví dụ như tên của một người bạn mới gặp, được gọi là khu vực hippocampus.
Điều đáng kinh ngạc rằng, khi loại bỏ hippocampus khỏi bộ não, con người vẫn có thể nhớ lại được các ký ức ngày xưa. Điều này chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng các ký ức cũ được luư ở một khu vực khác, có tên là neocortex. Khi bạn nghĩ về ngày đầu tiên đi học của mình, bộ não của bạn sẽ tìm kiếm thông tin này được lưu trữ ở đâu. Nếu bạn nhớ rõ ràng rằng hình ảnh hành lang trường học với gạch lát đỏ lối đi, nghĩa rằng ký ức của bạn có thể được lưu trữ ở khu vực xử lý hình ảnh của neocortex.
Do đó, một ký ức (trí nhớ) có thể bao gồm nhiều kích thích khác nhau: màu sắc, mùi vị hay cảm giác dược luư trữ bởi nhiều mạng lưới dây thần kinh ở các vùng khác nhau của bộ não. Bạn giờ có thể hiểu ra rằng tại sao bạn có thể nhớ một số ký ức một cách rõ ràng, vì càng nhiều kết nối ở nhiều địa điểm sẽ dẫn đến khả năng hồi tưởng tốt hơn.
② Any memory has two strengths: a storage strength and a retrieval strength.
Bất kỳ một bộ nhớ nào cũng có 2 khả năng: khả năng lưu trữ và khả năng tìm kiếm.Ví dụ như ngày hôm nay bạn đọc thấy từ hippocampus. .Nhưng vào một ngày đẹp trời khác, bạn không tài nào nhớ nổi, không thể tài nào nói được từ ....abcxz... mặc dù bạn nhớ ý nghĩa của nó. How comes? Vì khả năng tìm kiếm hay còn gọi là "retrieval strength" đến từ việc fluency của bạn trong việc ghi nhớ. Bạn đã từng ghi nhớ một khái niệm, nhưng ít sử dụng nó thì tần số suất hiện của nó không nhiều. Giống như việc bạn để quên một đồ vật ở trong nhà kho và không thể tìm lại được vị trí của nó.
③ Ok, vậy làm thế nào để nâng cao khả năng retrieval của bộ não bạn. Có hai phương pháp thú vị mà mình nghĩ áp dụng được:
- Change learning environment:
Khi học một vấn đề mới, bạn hãy thử review material again in a different way. Try another room. An other time of day. Take the guitar outside, in the park, into the wood. Change cafes... Việc thay đổi môi trường học sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề đang học ở một cách nhìn khác, nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn và giúp bạn nâng cao khả năng học một cách độc lập với môi trường xung quanh bên ngoài.
Học và ghi nhớ trong thời gian dài cần có một thời gian nghỉ. Phương pháp được gợi ý đây là:
Learning -> Recitation ->> Test
Trong đó việc test sau khi bạn học một kiến thức mới là một cách học hiệu quả nhất, nó giúp bạn ghi nhớ vấn đề một cách sâu sắc hơn việc đọc đi đọc lại tài liệu hay cố hồi tưởng nó...
Comments
Post a Comment