Skip to main content

Reading challenge


Đây là entry đầu tiên cho thử thách reading challenge. Mình thích đọc sách nhưng chưa từng có suy nghĩ serious về việc viết review hay làm một điều gì đó tử tế. Tự nhiên vào một ngày nắng đẹp trời, mình nhớ đến bộ phim Julie & Julia và lóe lên ý tưởng thách thức bản thân về việc đọc sách và viết review một cách nghiêm túc.

Mục đích challenge này của mình là:

1. Thử trải nghiệm làm việc nghiêm túc hơn với sách.
Thay vì việc đọc xong một cuốn sách, ôm đồm mớ suy nghĩ và cảm xúc hỗn độn, mình sẽ sắp xếp lại các ý tưởng một cách gọn gàng, để clear hơn về những gì mình đã đọc.

2. Mài dũa khả năng song song về ngôn ngữ Nhật-Anh
Một trong những động lực đọc sách của mình là trau dồi khả năng về ngôn ngữ. Có vẻ hơi trẻ con tếu táo một chút nhưng ngày trước mình vốn thích thích "visualizing exciting new and beautiful things that I want to make into realities" Kiểu như, mình visualize hình ảnh bản thân mình trông rất "ngầu", tương lai trở thành một diễn giả sử dụng thành thạo mấy ngoại ngữ. Nó giống như mấy bé gái từng mơ lớn lên sẽ trở nên xinh đẹp và hình dung mình bước chân thiệt ngầu trên sàn catwalk. (anw, không hiểu sao cái bậc sân khấu mấy cô người mẫu đi lại gọi là CAT-WALK nhỉ?

3. Thử thách bản thân về tính kiên định cho một mục tiêu "có vẻ không liên quan lắm"
Mình tin rằng bản thân suy nghĩ của con người rất đơn giản và ngẫu hứng. Giống như việc đọc sách mà không có mục đích vậy. La cà internet hay hiệu sách, thấy quyển này có vẻ hay, tâm trạng phấn chấn khấp khởi nghĩ rằng mua đi rồi sẽ đọc. Nhưng mấy ngày sau lại thấy rất lười. Việc kiên định và thiết lập mục đích cho việc đọc sách là một thử thách mà mình muốn vượt qua.

Cách thức làm:

1. Pick up một quyển sách mà mình đang muốn đọc. Mình đặt chỉ tiêu là 1 tháng mình sẽ phải đọc được ít nhất là 2~3 cuốn. Tùy số lượng trang. Nhưng tối thiểu sẽ phải là 300 trang (để tính chia mỗi ngày ít nhất phải đọc được 10 trang sách)

2. Đọc đồng thời tóm lược những phần mình thấy ý nghĩa và note lại bằng tiếng Anh  hay tiếng Nhật (bổ sung bản mình hiểu tiếng Việt). Đối với bản sách Kindle việc review lại khá dễ dàng. Đối với bản giấy mình sẽ cố gắng ghi chép lại.

3. Dành ít nhất 30p mỗi ngày để đọc, (vì tối thiểu là 10 trang), update tiến trình ít nhất 1 lần trong vòng 1 tháng. Mình tin là cứ cố gắng mỗi ngày một ít, góp thành tuần, góp thành tháng, góp thành năm rồi nhiều năm vì kiến thức không bao giờ là đủ/

Challenge của mình chỉ đơn giản như vậy thôi. Mình viết ra ở blog để có thể theo dõi một cách "nghiêm khắc" nhất tiến trình của mình.

Thử thách bắt đầu với cuốn "MINDSET" by Carol S. Dweck

Comments

  1. Ý tưởng tuyệt vời ạ, tiếp tục thử thách nhé, mình rất thích review sách của bạn <3

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Principles by Ray Dalio_ Phần 1: Tôi đến từ đâu

Mình bắt đầu đọc cuốn Principles viết bởi Ray Dalio từ đầu tháng 4 và phải mất 1 tháng mình mới ngốn hết cuốn sách dày 567 trang này. Thật sự cuốn sách này là một "công trình đồ sộ" so với những cuốn sách thể loại self-help. Phần 1 cuốn sách này gần như một cuốn tự truyện về cuộc đời của tác giả, phần 2, 3 là những chia sẻ về các nguyên tắc và cơ sở hành động tạo nên thành công của Ray Dalio trong sự nghiệp xây dựng Bridgewater. Nếu ai thích đầu tư và "ham làm giàu", chắc đã nghe qua tên của Ray Dalio. Ông được mệnh danh là Steve Job của ngành đầu tư. Năm 1975, Ray Dalio thành lập Bridgewater từ một căn hộ có hai phòng ngủ và lèo tèo 5 nhân viên. Trải qua hơn 42 năm, hiện nay Bridgewater trở thành quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, và là một trong top 5 công ty tư nhân có tầm quan trọng nhất ở Mỹ. Dalio cũng xuất hiện tên trong danh sách top Time 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới, cũng như top 100 người giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn. Những thông tin v

This Is Water by David Foster Wallace

This is water thực ra là một bài phát biểu của nhà văn Mỹ David Foster ở Kenyon College năm 2005 về những chiêm nghiệm cuộc đời mà ông muốn chia sẻ cùng các bạn sinh viên. Thế nhưng cuốn sách mỏng, súc tích chỉ có vài chục trang này, theo mình, đúc rút những ý nghĩa mà có khi cả cuộc đời vẫn chưa thể chiêm nghiệm hết được. Mình đọc, nghe bài phát biểu thu âm trên youtube không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần nghe hay đọc lại bị cuốn vào nó, vào khoảng không chiêm nghiệm, tự phân trần, muốn bóc tách các tầng lớp ý nghĩa mà David Foster muốn chuyển tải. Kể cả văn viết lẫn lúc nghe David Foster nói, mình thấy có một tầng chiều sâu khúc chiết. Khác với các bài phát biểu của các nhà chính khách hay doanh nhân. Bản thân ngôn ngữ sử dụng của David Foster, cách ví von và hình ảnh hóa cho lập luận của ông thể hiện rằng ông đúng là một nhà văn. Hoàn toàn khác biệt. Bài phát biểu đẹp từ kết cấu và ngôn ngữ. Nên mình hoàn toàn bị thuyết phục rằng bài phát biểu này hoàn toàn xứng đáng được in thành sá

How we learn (04/14~05/03)

Một chút remind: Đây là những note mình thu nhặt được từ việc đọc sách How we learn. Nội dung của entry này có thể là spoiler không cố ý cho những bạn chưa đọc cuốn sách.  HOW WE LEARN  By Benedict Carey Question: What did you learn from reading this book? Answer: Well, a lot! To optimize my studies, I need to have a good understanding of how my brain works, how it processes and stores information. Để tối đa hoá việc học, mình cần có hiểu biết về cơ cấu làm việc của bộ não, cách bộ não xử lý và lưu trữ thông tin. Dựa trên những hiểu biết này, mình có thể tạo ra thói quen học tập hiệu quả hơn. Sau đây là những thu nhặt của mình.  ① The biology of Memory: Trí nhớ được hình thành dựa trên sự kết nối của các tế bào, và được lưu trữ ở trong các khu vực nhất định của bộ não. Trí nhớ được tạo ra thông qua quá trình kết nối các tế bào thần kinh (neurons) khác nhau (hoặc các tế bào (cells) chuyên gửi tín hiệu trong bộ não để chuyển tải thông tin). Ví dụ như ký ức về ng