Skip to main content

Tổng kết sách đọc tháng 5

Sách đã đọc và đang đọc tháng 5 vừa rồi:

2527900Fluent Forever: How to Learn Any Language Fast and Never Forget It11314838598010


1. Fluent Forever: How to Learn Any Language Fast and Never Forget It

Tác giả: Gabriel Wyner
Sách chia sẻ về kinh nghiệm học ngoại ngữ rất thú vị, viết dễ hiểu và dễ nắm bắt ý.
Độ dày: 326 trang

2. How Reading Changed My Life
Tác giả: Anna Quindlen
Sách dạng như thể loại hồi ký, giọng văn rất nhẹ nhàng. Đọc cuốn này mình thấy bình yên lắm!
Độ dày: 96 trang

3. Explain the Cloud Like I'm 10
Tác giả: Todd Hoff
Độ dày: 242 trang
Một cuốn sách tuyệt vời khai sáng cho một đứa "mù mờ" công nghệ như mình. Những khái niệm và vấn đề về Cloud được giải thích một cách dễ hiểu, mạch lạc và logic. Thật sự mình rất recommend cuốn này cho các bạn nào mù mờ nghĩ rằng Cloud là đám mây bay bồng bềnh xôm xốp trăng trắng giữa bầu 
trời trong xanh!!

4. Nudge: Improving Decisions About Health, Wealth, and Happiness
Tác giả: Richard H. Thaler, Cass R. Sunstein
Độ dày: 304 trang
Một cuốn sách về Kinh tế học hành vi, là chuyên môn và mảng mình thích nhất từ trước đến giờ. Mình đọc chưa xong nhưng có nhiều khái niệm trùng với nghiên cứu của Daniel Kahneman trong cuốn Think fast and slow nên đọc dễ vào.

Anw, mình nghe bản Audible, narrated by Sean Pratt, quá hay với giọng đọc và cách ngắt nghỉ của Sean Pratt. Không hề chói tai, không hề đều đều buồn ngủ, giọng đọc rất hấp dẫn người nghe.

5. Quảy gánh băng đồng ra thế giới
Tác giả: Nguyễn Phi Vân
Độ dày: 238 trang
Sách của cô Nguyễn Phi Vân về định hướng tầm nhìn ra thế giới. Dọng văn cô nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng đầy khích lệ. Mở rộng tầm nhìn, đi ra thế giới cũng là hành trình khám phá và tìm ra giá trị cốt lõi của bản thân. Đối với mình cuốn sách này còn hơn cả những kiến thức mà nó cung cấp, nó là cuốn gối đầu giường khích lệ mình cố gắng hơn trên con đường lập nghiệp vươn tầm ra thế giới!

6. Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản
Tác giả: Nguyễn Phương Chi
Độ dày: 200 trang
Mình biết đến chị Chi qua trang The present writer và đón nhận cuốn sách của chị với niềm yêu mến đặc biệt. Chị đã truyền cảm hứng cho mình theo chủ nghĩa Tối giản, tập trung vào những điều thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống.

Comments

Popular posts from this blog

Principles by Ray Dalio_ Phần 1: Tôi đến từ đâu

Mình bắt đầu đọc cuốn Principles viết bởi Ray Dalio từ đầu tháng 4 và phải mất 1 tháng mình mới ngốn hết cuốn sách dày 567 trang này. Thật sự cuốn sách này là một "công trình đồ sộ" so với những cuốn sách thể loại self-help. Phần 1 cuốn sách này gần như một cuốn tự truyện về cuộc đời của tác giả, phần 2, 3 là những chia sẻ về các nguyên tắc và cơ sở hành động tạo nên thành công của Ray Dalio trong sự nghiệp xây dựng Bridgewater. Nếu ai thích đầu tư và "ham làm giàu", chắc đã nghe qua tên của Ray Dalio. Ông được mệnh danh là Steve Job của ngành đầu tư. Năm 1975, Ray Dalio thành lập Bridgewater từ một căn hộ có hai phòng ngủ và lèo tèo 5 nhân viên. Trải qua hơn 42 năm, hiện nay Bridgewater trở thành quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, và là một trong top 5 công ty tư nhân có tầm quan trọng nhất ở Mỹ. Dalio cũng xuất hiện tên trong danh sách top Time 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới, cũng như top 100 người giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn. Những thông tin v

This Is Water by David Foster Wallace

This is water thực ra là một bài phát biểu của nhà văn Mỹ David Foster ở Kenyon College năm 2005 về những chiêm nghiệm cuộc đời mà ông muốn chia sẻ cùng các bạn sinh viên. Thế nhưng cuốn sách mỏng, súc tích chỉ có vài chục trang này, theo mình, đúc rút những ý nghĩa mà có khi cả cuộc đời vẫn chưa thể chiêm nghiệm hết được. Mình đọc, nghe bài phát biểu thu âm trên youtube không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần nghe hay đọc lại bị cuốn vào nó, vào khoảng không chiêm nghiệm, tự phân trần, muốn bóc tách các tầng lớp ý nghĩa mà David Foster muốn chuyển tải. Kể cả văn viết lẫn lúc nghe David Foster nói, mình thấy có một tầng chiều sâu khúc chiết. Khác với các bài phát biểu của các nhà chính khách hay doanh nhân. Bản thân ngôn ngữ sử dụng của David Foster, cách ví von và hình ảnh hóa cho lập luận của ông thể hiện rằng ông đúng là một nhà văn. Hoàn toàn khác biệt. Bài phát biểu đẹp từ kết cấu và ngôn ngữ. Nên mình hoàn toàn bị thuyết phục rằng bài phát biểu này hoàn toàn xứng đáng được in thành sá

How we learn (04/14~05/03)

Một chút remind: Đây là những note mình thu nhặt được từ việc đọc sách How we learn. Nội dung của entry này có thể là spoiler không cố ý cho những bạn chưa đọc cuốn sách.  HOW WE LEARN  By Benedict Carey Question: What did you learn from reading this book? Answer: Well, a lot! To optimize my studies, I need to have a good understanding of how my brain works, how it processes and stores information. Để tối đa hoá việc học, mình cần có hiểu biết về cơ cấu làm việc của bộ não, cách bộ não xử lý và lưu trữ thông tin. Dựa trên những hiểu biết này, mình có thể tạo ra thói quen học tập hiệu quả hơn. Sau đây là những thu nhặt của mình.  ① The biology of Memory: Trí nhớ được hình thành dựa trên sự kết nối của các tế bào, và được lưu trữ ở trong các khu vực nhất định của bộ não. Trí nhớ được tạo ra thông qua quá trình kết nối các tế bào thần kinh (neurons) khác nhau (hoặc các tế bào (cells) chuyên gửi tín hiệu trong bộ não để chuyển tải thông tin). Ví dụ như ký ức về ng