Skip to main content

Tự truyện Benjamin Franklin

Mình đọc cuốn này hồi đầu mới sang Nhật. Mình tò mò tìm đọc theo gợi ý của  Stephen R. Covey trong cuốn "the 7 habits of highly effective people". Thật sự là một cuốn sách tuyệt vời. Bài review cuốn này mình mượn tạm review của em gái vì hai chị em có sự đồng cảm tuyệt đối với cuốn Tự truyện của Franklin. Bài review ngắn của em gái mình viết mục đích để đăng bình chọn lấy được thẻ đọc sách 100k gì đấy. Nhưng rốt cuộc là một nice review đáng giá hơn một thẻ đọc sách 100k rồi:D

--------------------------
(Credits to B.Ngọc!)

Tò mò sau khi biết những tư tưởng trong “7 thói quen hiệu quả” của Stephen R.Covey được bắt nguồn từ cuốn sách này, tớ đã quyết định săn lùng bằng được cuốn sách để đọc. Đây không phải là một cuốn sách self-help, nó là tự truyện của một con người vĩ đại được in chân dung ở tờ 100 đô-la Mỹ. Có hai điều ấn tượng nhất mà tớ đã nghiệm ra được:

1. Sức mạnh của việc tạo dựng thói quen và tự kiểm điểm bản thân.
Benjamin Franklin tự soạn ra cho mình 13 đức tính và lời huấn luyện để rèn luyện bản thân, ông ghi vào một cuốn sổ nhỏ và luôn theo dõi nó hàng ngày. Thời khóa biểu của ông bắt đầu với một câu hỏi đơn giản:” Hôm nay ta sẽ làm gì?” và kết thúc bằng “Hôm nay ta đã làm được những gì?”. Điều thú vị chính là ông luôn dọn dẹp mọi thứ vào đúng vị trí của nó sau một ngày làm việc của mình.

2. Bài học về sự chăm chỉ rèn luyện và ý chí thử thách bản thân.
Benjamin Franklin có một niềm đam mê với sách. Ông đọc về các Lý luận tôn giáo để hiểu mình không thích hợp để làm tu sỹ. Ông đọc và cố viết lại nguyên bản để rèn khả năng viết lách và phương pháp sắp xếp suy nghĩ. Ông đọc để tạo những thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Ông đọc để tự học về Số Học và Hàng Hải (Hình Học) là tiền để cho những phát minh khoa học vĩ đại sau này. Và đặc biệt hơn cả là ông đọc để phát triển tư duy Tranh luận và Hùng biện của mình. Con đường rèn luyện thú vị của ông đi từ một cậu bé thích tranh cãi cộc lốc và bác bỏ luận điểm đến một người “hoài nghi và thẩm tra khiêm nhường”, phát triển khéo léo những nghệ thuật và bẫy khiến mọi người phải nhượng bộ, và rồi tới một người khiêm tốn và không thiên vị, biết xác định những mục đích cụ thể của cuộc hội thoại để đưa ra những lựa chọn trong các phương pháp tranh luận khác nhau.
Tuy nhiên, để làm nên một con người được mệnh danh là “The first American” không chỉ có lý thuyết và chiêm nghiệm từ việc đọc, mà còn là những trải nghiệm của ông. 12 tuổi, ông kí khế ước học việc và nhanh chóng trở thành cánh tay đắc lực cho anh trai. 17 tuổi, Benjamin Franklin bắt đầu hành trình tự lập nghiệp xa nhà hàng trăm dặm, không một sự tiến cử hay quen biết và một ít tiền nhờ bán lại vài cuốn sách. Điều đáng tiếc duy nhất của cuốn tự truyện là nó chỉ đề cập đến khi ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Hành pháp Tối cao Pennsylvania nhưng những sự kiện xảy ra trong quãng thời gian này cũng đủ để ta thán phục trước những nỗ lực và thành quả mà ông đã mang lại cho nước Mỹ.

Cuốn sách là một mảnh ghép vĩ đại của một con người đặc biệt trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt.
Và nó là cuốn sách “self-help” hay nhất mà tớ từng đọc.

Comments

Popular posts from this blog

Principles by Ray Dalio_ Phần 1: Tôi đến từ đâu

Mình bắt đầu đọc cuốn Principles viết bởi Ray Dalio từ đầu tháng 4 và phải mất 1 tháng mình mới ngốn hết cuốn sách dày 567 trang này. Thật sự cuốn sách này là một "công trình đồ sộ" so với những cuốn sách thể loại self-help. Phần 1 cuốn sách này gần như một cuốn tự truyện về cuộc đời của tác giả, phần 2, 3 là những chia sẻ về các nguyên tắc và cơ sở hành động tạo nên thành công của Ray Dalio trong sự nghiệp xây dựng Bridgewater. Nếu ai thích đầu tư và "ham làm giàu", chắc đã nghe qua tên của Ray Dalio. Ông được mệnh danh là Steve Job của ngành đầu tư. Năm 1975, Ray Dalio thành lập Bridgewater từ một căn hộ có hai phòng ngủ và lèo tèo 5 nhân viên. Trải qua hơn 42 năm, hiện nay Bridgewater trở thành quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, và là một trong top 5 công ty tư nhân có tầm quan trọng nhất ở Mỹ. Dalio cũng xuất hiện tên trong danh sách top Time 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới, cũng như top 100 người giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn. Những thông tin v

This Is Water by David Foster Wallace

This is water thực ra là một bài phát biểu của nhà văn Mỹ David Foster ở Kenyon College năm 2005 về những chiêm nghiệm cuộc đời mà ông muốn chia sẻ cùng các bạn sinh viên. Thế nhưng cuốn sách mỏng, súc tích chỉ có vài chục trang này, theo mình, đúc rút những ý nghĩa mà có khi cả cuộc đời vẫn chưa thể chiêm nghiệm hết được. Mình đọc, nghe bài phát biểu thu âm trên youtube không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần nghe hay đọc lại bị cuốn vào nó, vào khoảng không chiêm nghiệm, tự phân trần, muốn bóc tách các tầng lớp ý nghĩa mà David Foster muốn chuyển tải. Kể cả văn viết lẫn lúc nghe David Foster nói, mình thấy có một tầng chiều sâu khúc chiết. Khác với các bài phát biểu của các nhà chính khách hay doanh nhân. Bản thân ngôn ngữ sử dụng của David Foster, cách ví von và hình ảnh hóa cho lập luận của ông thể hiện rằng ông đúng là một nhà văn. Hoàn toàn khác biệt. Bài phát biểu đẹp từ kết cấu và ngôn ngữ. Nên mình hoàn toàn bị thuyết phục rằng bài phát biểu này hoàn toàn xứng đáng được in thành sá

How we learn (04/14~05/03)

Một chút remind: Đây là những note mình thu nhặt được từ việc đọc sách How we learn. Nội dung của entry này có thể là spoiler không cố ý cho những bạn chưa đọc cuốn sách.  HOW WE LEARN  By Benedict Carey Question: What did you learn from reading this book? Answer: Well, a lot! To optimize my studies, I need to have a good understanding of how my brain works, how it processes and stores information. Để tối đa hoá việc học, mình cần có hiểu biết về cơ cấu làm việc của bộ não, cách bộ não xử lý và lưu trữ thông tin. Dựa trên những hiểu biết này, mình có thể tạo ra thói quen học tập hiệu quả hơn. Sau đây là những thu nhặt của mình.  ① The biology of Memory: Trí nhớ được hình thành dựa trên sự kết nối của các tế bào, và được lưu trữ ở trong các khu vực nhất định của bộ não. Trí nhớ được tạo ra thông qua quá trình kết nối các tế bào thần kinh (neurons) khác nhau (hoặc các tế bào (cells) chuyên gửi tín hiệu trong bộ não để chuyển tải thông tin). Ví dụ như ký ức về ng