Skip to main content

The Power of Habit by Charles Duhigg

Đây là cuốn sách tháng 6 thứ hai của mình. Cuốn sách này đưa ra một góc nhìn khoa học về thói quen. Nhưng theo mình, vì cách kể chuyện của tác giả khá rườm rà, đi sâu vào tiểu tiết các nhân vật nên nhiều khi đọc không bắt được ý chính. Các ví dụ được kể xen kẽ, không rõ ràng theo ý chính nên khó theo dõi. Tuy nhiên, ngoại trừ cách diễn đạt vấn đề khó theo dõi, đây là một cuốn sách bổ ích về thói quen. Bài học tâm đắc nhất của mình là: Once you’re aware of a bad habit, it’s your responsibility to change it. Một khi bạn ý thức được về một thói quen xấu, đó là trách nhiệm của bạn để thay đổi nó. 

Mình tóm lược một số luận điểm mình tâm đắc như sau:

1. The habits are formed and operate entirely separately from the part of the brain responsible for Memory!
Thói quen được hình thành và vận hành toàn toàn TÁCH BIỆT với bộ phận của não phụ trách TRÍ NHỚ.
Đây là câu chuyện cảm động kể về Eugene, một người đàn ông 71 tuổi, bị mất trí nhớ ngắn hạn sau một ca phẫu thuật não. Ông có thể nhớ những sự kiện ngày trẻ nhưng không thể nhớ nổi những gì diễn ra xung quanh mình vào thời điểm hiện tại. Ông không nhớ tên con ông, không thể nhớ và miêu tả ngôi nhà mà ông đang sống, không thể nhớ nổi mình đã ăn chưa. Nhưng điều may mắn là ông có một người vợ tuyệt vời. Bà đã đưa ông về nhà chăm sóc ngay sau khi ông hồi phục sau phẫu thuật. Hàng ngày, bà kiên trì đưa ông đi dạo. Vào một buổi sáng, trong lúc bà đang thay quần áo, Eugene bước ra cửa trước. Ông thường rảo bộ từ phòng này sang phòng khác nên phải mất một lúc sau bà mới phát hiện ông đã đi khỏi nhà. Bà lo lắng đến tột cùng. Bà chạy ra khỏi nhà và nhìn khắp con đường, hét tên ông. Bà không thấy ông. Bà đến nhà hàng xóm, đập vào cửa sổ, Vì có thể chồng bà có thể nhầm lẫn bước vào.  Nhưng Eugene không có ở đó. Cuối cùng, bà quyết định quay về nhà để báo cảnh sát.
Khi mở tung cánh cửa, bà thấy Eugene trong phòng khách, ngồi trước tivi và xem kênh History Channel như thường lệ.

Ông không biết ông đã đi đâu. Nhưng điều đặc biệt là: Ông đã tìm được đường về nhà!

Những ngày sau đó, ông cũng tự mình đi bộ dù bị ngăn cản. "Cho dù tôi bảo ông ấy ở nhà, ông lại quên ngay vài phút sau đó" Tôi đã đi theo ông ấy để đảm bảo ông không bị lạc nhưng ông ấy luôn trở về theo đúng con đường. Vậy tại sao, một người mất trí nhớ như Eugene có thể tìm được đường về nhà trong khi không biết ngôi nhà nào của mình? Có thể tìm được lọ hạnh nhân vợ ông để dành sẵn trong tủ lạnh khi không thể nói nhà bếp ở đâu?

Các nhà khoa học sau đó đã tìm ra câu trả lời cho trường hợp của Eugene. Vòng lặp của thói quen được tạo ra ở trong bộ phận của não có tên là Hạch nền, hoàn toàn khác với bộ phận lưu trữ trí nhớ. Nghĩa là thói quen được xây dựng không trên cơ sở của nhận thức hay hiểu biết có ý thức của con người. Vòng lặp của thói quen được tạo lập dựa trên 3 bước:
 GỢI Ý ----> HÀNH ĐỘNG ----> PHẦN THƯỞNG
A habit is a cue that triggers a routine that results in a reward.

Ví dụ như trong trường hợp của Eugene, ông sẽ dễ bị lạc nếu trên con đường ông đi hằng ngày có sự thay đổi. Thói quen hằng ngày bị phá vỡ khi gợi ý thói quen thay đổi. Một con đường đang được sửa, hay một cơn bão thổi bay những cành cây khắp vỉa hè có thể làm ông lúng túng cho dù ông đang ở gần nhà đi chăng nữa.

Như vậy, một thói quen sẽ được lặp lại, nếu nó tìm được các gợi ý. Trong vô ý thức, con người sẽ lặp lại các "vòng lặp hành động" để tìm đến phần thưởng như trước đó. Con người tạo nên các thói quen. Nhưng những thói quen trong vô thức này dần dần sẽ định hình con người và tính cách của con người. Sự khác biệt giữa con người rốt cuộc nằm ở việc làm thế nào để họ điều khiển "có ý thức" được các thói quen tốt của mình.

2. Để tạo dựng một thói quen tốt, cần TẠO DỰNG một cách chi tiết nhất các kế hoạch thực hiện.

Thí nghiệm được áp dụng cho những người bệnh nhân lớn tuổi vừa trải qua quá trình phẫu thuật khớp đầu gối và khớp háng. Nhà tâm lý học phát cho các bệnh nhân những cuốn sổ nhỏ, trong đó có các trang trống với hướng dẫn:"Mục tiêu của tôi tuần này là gì..?"
Sau ba tháng, nhà tâm lý học quay lại. Cô nhận ra có sự chuyển biết đặc biệt giữa những nhóm người viết ra kế hoạch và nhóm người không viết gì. Những bệnh nhân viết ra kế hoạch trong cuốn sổ được phát hồi phục nhanh gấp đôi những người không viết.
Ví dụ, có một bệnh nhân đã viết:"Tôi sẽ đi bộ đến trạm xe buýt ngày mai để gặp vợ tôi đi làm về". Ông ghi chú rõ ràng mấy giờ ông sẽ đi, ông sẽ mặc quần áo gì, đi con đường nào, ông sẽ uống thuốc gì nếu ông cảm thấy quá đau đớn. Ông đã thiết lập cho mình những gợi ý đơn giản và phần thưởng cho sự cố gắng của mình. Ví dụ, ông gặp tại trạm xe buýt, xác định rõ ràng địa điểm. "Đó là lúc 3h30, cô ấy đang trên đường về nhà" và ông xác định rõ phần thưởng cho mình "Mình à, tôi ở đây". Ông đã THÀNH CÔNG trong quá trình hồi phục do thiết lập được được thói quen và kỷ luật cho mình. Đó là một thói quen mang tính động lực và tính THỰC TIỄN- dễ dàng áp dụng vì được cụ thể hóa mọi chi tiết. Những bệnh nhân khác hầu như khó bình phục vì khi không có kế hoạch hành động cụ thể, họ thường chán nản và dễ từ bỏ khi cơn đau do vận động bất chợt ập đến.

3. Habits can’t be eradicated; they can only be replaced. The Golden Rule of Habit Change: to replace a habit, keep the cue and reward but replace the routine.

Không thể xóa bỏ một thói quen, chúng chỉ có thể được thay thế. Nguyên tắc vàng để thay đổi một thói quen: Hãy giữ lại các gợi ý và phần thưởng nhưng thay thế hành động

Ví dụ như thói quen dành quá nhiều thời gian để check điện thoại. Các Gợi ý dẫn đến hành động này: lúc nhàn rỗi không có việc gì làm như di chuyển tàu xe, lúc mệt vì làm việc căng thẳng... Hành động: check mạng xã hội. Phần thưởng: cảm giác thỏa mãn sau khi giết được thời gian...
-> thay đổi thói quen, thay thế hành động check điện thoại bằng việc để sẵn một cuốn sách để đọc, giơ tay lên xuống 10 lần (=)) Thật cụ thể, thật chi tiết các hành động thay thế và cam kết rõ ràng với bản thân về việc thực hiện.

4. People's buying habits are more likely to change when they go through a major life event. Having a baby is the event that produces the most habit changes

Thói quen mua sắn sẽ dễ bị thay đổi khi cuộc đời bạn đến những cột mốc quan trọng. Có con là sự kiện thay đổi cuộc đời dẫn đến nhiều thói quen được thay đổi nhất


Comments

  1. Thank you for the review and some great lessons. Feel like I've got enough from the book without the need of actually finishing it (which is a real pain).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thanks Vu. I did go through such a real pain from the beginning of reading this book. I just applied "a trick habit" that if in the fixed time, I read 5 pages and after that, I could get my reward (get away from this book and do what I want to do=) and it really worked!

      Delete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Principles by Ray Dalio_ Phần 1: Tôi đến từ đâu

Mình bắt đầu đọc cuốn Principles viết bởi Ray Dalio từ đầu tháng 4 và phải mất 1 tháng mình mới ngốn hết cuốn sách dày 567 trang này. Thật sự cuốn sách này là một "công trình đồ sộ" so với những cuốn sách thể loại self-help. Phần 1 cuốn sách này gần như một cuốn tự truyện về cuộc đời của tác giả, phần 2, 3 là những chia sẻ về các nguyên tắc và cơ sở hành động tạo nên thành công của Ray Dalio trong sự nghiệp xây dựng Bridgewater. Nếu ai thích đầu tư và "ham làm giàu", chắc đã nghe qua tên của Ray Dalio. Ông được mệnh danh là Steve Job của ngành đầu tư. Năm 1975, Ray Dalio thành lập Bridgewater từ một căn hộ có hai phòng ngủ và lèo tèo 5 nhân viên. Trải qua hơn 42 năm, hiện nay Bridgewater trở thành quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, và là một trong top 5 công ty tư nhân có tầm quan trọng nhất ở Mỹ. Dalio cũng xuất hiện tên trong danh sách top Time 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới, cũng như top 100 người giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn. Những thông tin v

This Is Water by David Foster Wallace

This is water thực ra là một bài phát biểu của nhà văn Mỹ David Foster ở Kenyon College năm 2005 về những chiêm nghiệm cuộc đời mà ông muốn chia sẻ cùng các bạn sinh viên. Thế nhưng cuốn sách mỏng, súc tích chỉ có vài chục trang này, theo mình, đúc rút những ý nghĩa mà có khi cả cuộc đời vẫn chưa thể chiêm nghiệm hết được. Mình đọc, nghe bài phát biểu thu âm trên youtube không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần nghe hay đọc lại bị cuốn vào nó, vào khoảng không chiêm nghiệm, tự phân trần, muốn bóc tách các tầng lớp ý nghĩa mà David Foster muốn chuyển tải. Kể cả văn viết lẫn lúc nghe David Foster nói, mình thấy có một tầng chiều sâu khúc chiết. Khác với các bài phát biểu của các nhà chính khách hay doanh nhân. Bản thân ngôn ngữ sử dụng của David Foster, cách ví von và hình ảnh hóa cho lập luận của ông thể hiện rằng ông đúng là một nhà văn. Hoàn toàn khác biệt. Bài phát biểu đẹp từ kết cấu và ngôn ngữ. Nên mình hoàn toàn bị thuyết phục rằng bài phát biểu này hoàn toàn xứng đáng được in thành sá

How we learn (04/14~05/03)

Một chút remind: Đây là những note mình thu nhặt được từ việc đọc sách How we learn. Nội dung của entry này có thể là spoiler không cố ý cho những bạn chưa đọc cuốn sách.  HOW WE LEARN  By Benedict Carey Question: What did you learn from reading this book? Answer: Well, a lot! To optimize my studies, I need to have a good understanding of how my brain works, how it processes and stores information. Để tối đa hoá việc học, mình cần có hiểu biết về cơ cấu làm việc của bộ não, cách bộ não xử lý và lưu trữ thông tin. Dựa trên những hiểu biết này, mình có thể tạo ra thói quen học tập hiệu quả hơn. Sau đây là những thu nhặt của mình.  ① The biology of Memory: Trí nhớ được hình thành dựa trên sự kết nối của các tế bào, và được lưu trữ ở trong các khu vực nhất định của bộ não. Trí nhớ được tạo ra thông qua quá trình kết nối các tế bào thần kinh (neurons) khác nhau (hoặc các tế bào (cells) chuyên gửi tín hiệu trong bộ não để chuyển tải thông tin). Ví dụ như ký ức về ng