Skip to main content

This Is Water by David Foster Wallace

This is water thực ra là một bài phát biểu của nhà văn Mỹ David Foster ở Kenyon College năm 2005 về những chiêm nghiệm cuộc đời mà ông muốn chia sẻ cùng các bạn sinh viên. Thế nhưng cuốn sách mỏng, súc tích chỉ có vài chục trang này, theo mình, đúc rút những ý nghĩa mà có khi cả cuộc đời vẫn chưa thể chiêm nghiệm hết được. Mình đọc, nghe bài phát biểu thu âm trên youtube không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần nghe hay đọc lại bị cuốn vào nó, vào khoảng không chiêm nghiệm, tự phân trần, muốn bóc tách các tầng lớp ý nghĩa mà David Foster muốn chuyển tải. Kể cả văn viết lẫn lúc nghe David Foster nói, mình thấy có một tầng chiều sâu khúc chiết. Khác với các bài phát biểu của các nhà chính khách hay doanh nhân. Bản thân ngôn ngữ sử dụng của David Foster, cách ví von và hình ảnh hóa cho lập luận của ông thể hiện rằng ông đúng là một nhà văn. Hoàn toàn khác biệt. Bài phát biểu đẹp từ kết cấu và ngôn ngữ. Nên mình hoàn toàn bị thuyết phục rằng bài phát biểu này hoàn toàn xứng đáng được in thành sách, là một tác phẩm thực sự chứ không chỉ là một bài phát biểu thông thường.

Lúc viết những dòng review này cũng là lúc mình đã hồi tâm, nghĩa là hoàn toàn bình thản không bị cuốn theo dòng suy nghĩ của David Foster. Vì hoàn toàn bình thản nên mình có thể viết review một cách khách quan và dịch một số đoạn mà mình thấy tâm đắc. Bài phát biểu này có được chép lại bằng bản tiếng Anh, thậm chí tiếng Nhật cũng đã có bản dịch, nhưng sao tìm không thấy bản tiếng Việt. Với cuốn sách khá ngắn và mỏng như This is water, mình nghĩ khó mà xuất bản sách tại Việt Nam. Thế nhưng mình hi vọng với chia sẻ của mình, bạn có thể đồng cảm với mình là giá trị của một cuốn sách không nằm ở độ dày của nó. Rằng bạn có thể bình thản như mình, mãn nguyện trả tiền cho một "cuốn sách" chỉ có 10 trang giấy như một cuốn tuyển tập 200 trang vậy.

 Từ việc ví von câu chuyện hai con cá, tác giả đã mở ra những triết lý sâu sắc của cuộc sống. Cụ thể đó là câu chuyện gì thì mình nghĩ từng người sẽ có cảm nhận khác nhau. Và đối với một tác phẩm như thế này thì mình hoàn toàn không muốn leak, vì vô tình những lời nhận xét của mình sẽ tạo nên anchoring cho người khác. Mình chỉ xin phép dịch một số đoạn mình khá tâm đắc, theo khả năng ngoại ngữ còn hạn chế và nhận thức hiện tại của mình. Nếu bạn có thời gian và khả năng, mình nghĩ tốt hơn bạn nên tìm theo bản gốc theo đường link mình để tại đây nhé:
- Bài phát biểu:
https://www.youtube.com/watch?v=8CrOL-ydFMI
- Transcript tiếng Anh
https://web.ics.purdue.edu/~drkelly/DFWKenyonAddress2005.pdf
- Tiếng Nhật: https://j.ktamura.com/this-is-water
--------------------------

This is water
By David Foster Wallace
(Trích dịch: Thu Hoài)

   Có hai con cá con đang bơi cùng nhau. Chúng tình cờ gặp một con cá lớn hơn đang bơi hướng khác, gật đầu với chúng và nói:" Chào buổi sáng, các chàng trai. Nước thế nào?". Hai con cá con bơi tiến hơn một chút và rốt cuộc một con nhìn con kia: "Nước là cái quái gì?"
 Tận dụng các câu chuyện có chút ngụ ngôn, mang tính giáo lý là một yêu cầu cơ bản của các bài phát biểu tại lễ trao học vị ở Mỹ. Điều này hóa ra lại là điều tốt, ít các quy ước nghệ thuật nhảm nhí. Nhưng nếu bạn lo lắng rằng tôi có ý định thể hiện mình ở đây với tư cách là một con cá lớn khôn ngoan, giải thích nước có nghĩa là gì với các con cá con, xin đừng nghĩ vậy.
Tôi không phải là một con cá già khôn ngoan.
Điểm cốt yếu của câu chuyện con cá chỉ đơn thuần là: Những thực tế rõ ràng và quan trọng nhất là những điều khó thấy và nói về nhất. Nói như một câu nhận định tiếng Anh, đó chỉ là giáo điều cũ rích. Nhưng sự thật là những giáo điều cũ rích có thể có tầm quan trọng của sự sống hay cái chết trong chiến hào tồn tại ngày qua ngày của người trưởng thành.  Và là điều tôi mong ước giới thiệu đến các bạn, vào một buổi sáng đẹp trời và khô ráo.
Dĩ nhiên, yêu cầu chính của những bài phát biểu như thế này là tôi sẽ nói với các bạn về ý nghĩa của giáo dục đại cương, giải thích tại sao tấm bằng các bạn đang chuẩn bị nhận có giá trị nhân văn thực sự chứ không phải là sự trao đổi vật chất.

Hãy nói về khẩu hiệu phổ biến nhất và có vẻ nhàm chán trong các bài phát biểu về văn học nghệ thuật. Đó là giáo dục đại cương không phải cố lấp đầy bạn với kiến thức, mà nó đang dạy bạn cách suy nghĩ như thế nào về cuộc sống. Nếu bạn giống tôi, với tư cách là một sinh viên, bạn sẽ không bao giờ thích nghe điều này. Và bạn có xu hướng cảm thấy có chút bị xúc phạm bởi nhận định rằng bạn cần ai đó dạy cho bạn các suy nghĩ, vì thực sự là bạn đã được chấp nhận vào học đại học. Nó như một bằng chứng chứng tỏ rằng bạn đã biết cách suy nghĩ.

Nhưng tôi chuẩn bị thừa nhận với bạn rằng, triết điều của giáo dục đại cương rốt cuộc không xúc phạm một ai. Vì giáo dục có ý nghĩa thật sự trong suy nghĩ rằng, chúng ta được đến nơi này, không phải vì khả năng có thể suy nghĩ mà vì sự lựa chọn suy nghĩ về cái gì.

Đây là một câu chuyện giáo lý nhỏ khác.
Có hai gã đàn ông đang ngồi cạnh nhau trong một quán bar ở vùng hoang dã xa xôi Alaskan. Một gã là một người sùng giáo, một gã là kẻ vô thần (người thiếu niềm tin về sự tồn tại của Chúa trời). Và hai gã này đang tranh luận về sự tồn tại của Chúa với cường độ đặc biệt đến sau khoảng cốc bia thứ tư.

Kẻ vô thần nói:"Này, không phải là tôi không có lý do thực sự cho việc không tin vào Chúa. Cũng không phải là tôi chưa từng trải nghiệm với Chúa trời và việc cầu nguyện. Chỉ một tháng trước, Tôi bị mắc kẹt trong một cơn bão tuyết thậm tệ, và tôi hoàn toàn bị lạc. Tôi không thể nhìn thấy một cái gì, và nó đã là âm 50. Tôi đã cố gắng. Tôi đổ gập đầu gối dưới tuyết và gào khóc: "Ôi Chúa ơi, nếu ngài có tồn tại, con đang bị lạc trong trận bão tuyết và con sẽ chết nếu ngài không giúp con."

Và bây giờ, trong quán bar, gã sùng giáo nhìn kẻ vô thần với cái đảo mắt: "Vậy thì bây giờ anh phải hoàn toàn tin rằng", gã nói "Sau tất cả, anh ở đây, và sống!"
Kẻ vô thần nhớn mắt. "Không đâu, anh bạn. Tất cả là vì có một cặp đôi người Eskimos tình cờ lang thang đến và chỉ cho tôi cách quay về trại của tôi."

Thật dễ dàng để hiểu câu chuyện này thông qua phân tích tiêu chuẩn của Giáo dục đại cương: Cùng chính xác một trải nghiệm có thể có ý nghĩa hoàn toàn khác biệt với hai con người khác nhau. Chúng được dẫn dắt bởi quan điểm niềm tin và hệ thức xây dựng ý nghĩa từ trải nghiệm khác nhau. Vì chúng ta đánh giá lòng khoan dung và sự đa dạng của tín ngưỡng, không đâu trong phân tích của Giáo dục đại cương muốn chúng ta nhận định rằng sự cắt nghĩa của gã này là đúng hay kẻ kia là sai hay không tốt.

Điều này ổn thôi. Ngoại trừ việc chúng ta phải nói về nơi  niềm tin và hệ thức cá nhân này bắt đầu. Ý nghĩa của chúng, xuất phát từ phía bên trong hai gã kia.

Sẽ ra sao nếu định hướng cơ bản nhất của một con người đối với thế giới,  hay ý nghĩa của trải nghiệm của anh ta chỉ là liên kết đóng. Giống như chiều cao và cỡ dày, hay một cách tự động thấm nhuần từ văn hóa như ngôn ngữ.

Sẽ ra sao nếu chúng ta xây dựng ý nghĩa không trên cơ sở vấn đề của cá nhân hay một sự lựa chọn cố ý.

Vấn đề của bảo thủ tôn giáo cũng giống hệt câu chuyện của những người không tin vào tôn giáo: sự chắc chắn mù quáng. Tư tưởng này tạo nên sự tù tội hoàn toàn,  đến nỗi người tù thậm chí không biết anh ta đang bị vướng vào vòng tù tội. Điểm mấu chốt ở đây, câu thần niệm "dạy tôi suy nghĩ" trong giáo dục Đại cương có ý nghĩa rằng: nó hướng con người trở nên ít kiêu ngạo hơn. Để chúng ta có một chút nhận thức phản biện vềsự chắc chắn của bản thân. Bởi vì lượng lớn % của những vấn đề mà tôi có xu hướng chắc chắn một cách vô thức, hóa ra, lại hoàn toàn sai lầm và lừa dối. Tôi đã học được điều này theo một cách rất khó khăn, do vậy tôi dự đoán các bạn, những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp cũng sẽ như thế.
Đây là một ví dụ về sai lầm hoàn toàn về thứ mà tôi có xu hướng chắc chắn không chút suy nghĩ. Mọi trải nghiệm tức thời dẫn tôi đến một niềm tin rằng: tôi là trung tâm duy nhất của vũ trụ, là hiện thực tồn tại rõ ràng và quan trọng nhất.
Chúng ta hiếm khi nghĩ về cái gọi là cho bản thân là trung tâm, mặc dù nó rất tự nhiên và căn bản. Vì nó vốn bị hiểm khích bởi xã hội. Nhưng tất cả chúng ta khá giống nhau. Đó là cài đặt mặc định của chúng ta, liên kết đóng với bản danh của chúng ta. Hãy nghĩ về nó: Không có một trải nghiệm nào mà bạn trải qua mà bạn không phải là người trung tâm.
Thế giới mà bạn đang trải nghiệm, nó đang ở đây, trước mặt bạn, hoặc phía sau bạn, hay bên phải, bên trái cả bạn. Ở trên màn hình TV của bạn, hay màn hình máy tính của bạn. Những suy nghĩ và cảm nhận của người khác phải được giao tiếp với bạn bằng cách nào đó, nhưng bản thân bạn là ưu tiên tức thời, quan trọng và thực tế.
Làm ơn đừng lo lắng rằng tôi đang sẵn sàng lên lớp bạn về lòng trắc ẩn hay các định hướng khác, những cái thuộc về phẩm hạnh. Đây không phải là vấn đề của đạo đức hay phẩm hạnh. Đây là vấn đề của sự lựa chọn làm những việc mà bằng cách nào đó thay đổi, và giải phóng bản chất tự nhiên hay cài đặt mặc định c ủa con người. Nhứng thứ mà một cách sâu sắc và chân thực, tập trung trong con người tôi, nhìn và cắt nghĩa mọi thứ qua lăng kính của nó.

Mọi người có thể điều chỉnh cài đặt mặc định tự nhiên  của họ theo cái cách mà chúng ta gọi là "được điều chỉnh tốt", cái mà tôi gợi ý đến bạn không phải là một thuật ngữ ngẫu nhiên.

Hai mươi năm sau khi tốt nghiệp, tôi dần dần hiểu rằng giáo dục đại cương dạy bạn về cách suy nghĩ thực sự là cách viết giản lược của ý tưởng sâu sắc và nghiêm túc: học cách suy nghĩ nghĩa là học các bài tập kiểm soát cách thức và suy nghĩ của bạn. 
Nó có ý nghĩa rằng, hãy có đủ ý thức và nhận thức về cái mà bạn đang chú ý đến và lựa chọn bạn sẽ tạo dựng ý nghĩa như thế nào từ các trải nghiệm. Vì nếu bạn không thể luyện tập được kiểu lựa chọn này trong cuộc sống trưởng thành, bạn sẽ hoàn toàn bị cuốn trôi.
Hãy nghĩ đến câu khẩu hiệu cũ về trí tuệ:"là kẻ phục vụ tuyệt vời nhưng là người chủ tồi tệ"










Comments

Popular posts from this blog

Principles by Ray Dalio_ Phần 1: Tôi đến từ đâu

Mình bắt đầu đọc cuốn Principles viết bởi Ray Dalio từ đầu tháng 4 và phải mất 1 tháng mình mới ngốn hết cuốn sách dày 567 trang này. Thật sự cuốn sách này là một "công trình đồ sộ" so với những cuốn sách thể loại self-help. Phần 1 cuốn sách này gần như một cuốn tự truyện về cuộc đời của tác giả, phần 2, 3 là những chia sẻ về các nguyên tắc và cơ sở hành động tạo nên thành công của Ray Dalio trong sự nghiệp xây dựng Bridgewater. Nếu ai thích đầu tư và "ham làm giàu", chắc đã nghe qua tên của Ray Dalio. Ông được mệnh danh là Steve Job của ngành đầu tư. Năm 1975, Ray Dalio thành lập Bridgewater từ một căn hộ có hai phòng ngủ và lèo tèo 5 nhân viên. Trải qua hơn 42 năm, hiện nay Bridgewater trở thành quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, và là một trong top 5 công ty tư nhân có tầm quan trọng nhất ở Mỹ. Dalio cũng xuất hiện tên trong danh sách top Time 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới, cũng như top 100 người giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn. Những thông tin v

How we learn (04/14~05/03)

Một chút remind: Đây là những note mình thu nhặt được từ việc đọc sách How we learn. Nội dung của entry này có thể là spoiler không cố ý cho những bạn chưa đọc cuốn sách.  HOW WE LEARN  By Benedict Carey Question: What did you learn from reading this book? Answer: Well, a lot! To optimize my studies, I need to have a good understanding of how my brain works, how it processes and stores information. Để tối đa hoá việc học, mình cần có hiểu biết về cơ cấu làm việc của bộ não, cách bộ não xử lý và lưu trữ thông tin. Dựa trên những hiểu biết này, mình có thể tạo ra thói quen học tập hiệu quả hơn. Sau đây là những thu nhặt của mình.  ① The biology of Memory: Trí nhớ được hình thành dựa trên sự kết nối của các tế bào, và được lưu trữ ở trong các khu vực nhất định của bộ não. Trí nhớ được tạo ra thông qua quá trình kết nối các tế bào thần kinh (neurons) khác nhau (hoặc các tế bào (cells) chuyên gửi tín hiệu trong bộ não để chuyển tải thông tin). Ví dụ như ký ức về ng